Bối cảnh Chiến_dịch_Vyelikiye_Luki

Khi chiến dịch Barbarossa kết thúc bằng sự thảm bại của phát xít Đức và với việc Hitler phải điều chỉnh lại mục tiêu chiến lược của mình, chiến sự khu vực phía Bắc của mặt trận Xô-Đức đã bớt sôi động hơn các khu vực khác trong suốt mùa xuân năm 1942. Tại khu vực này, quân Đức chiếm giữ thành phố Velikiye Luki - một vị trí quan trọng nơi có những cây cầu vượt sông Lovat, có tuyến đường sắt Bắc-Nam đi dọc theo bờ Tây con sông, đi ngang qua Novosokolniki nằm phía sau phòng tuyến của Đức và Vitebsk, một trung tâm hậu cần của phát xít Đức. Địa hình khu vực này khá lầy lội với những vùng đầm lầy kéo dài đến tận Hồ Peipus nằm phía Bắc thành phố do Tập đoàn quân 16 án ngữ - điều này khiến cho việc tấn công vào vị trí này trở nên rất khó khăn. Đồng thời bản thân thành phố cũng là một mục tiêu tự nhiên cho các cuộc tấn công sắp tới của Hồng quân Xô Viết nhằm đuổi phát xít Đức ra khỏi các tuyến cầu đường vượt sông Lovat và cũng chiếm giữ một bàn đạp quan trọng ở bờ Tây con sông và đe dọa đến tuyến giao thông liên lạc đường sắt giữa các Cụm Tập đoàn quân Bắc và Trung tâm của phát xít Đức. Cũng chính vì sớm nhận thức được tầm quan trọng của Velikye Luki mà quân đội Đức Quốc xã đã biến thành phố này thành một pháo đài hết sức kiên cố trong năm 1942.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Vyelikiye_Luki http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1942W/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1942W/... http://www.military.com/Content/MoreContent?file=P... http://www.history.army.mil/BOOKS/WWII/20234/20234... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://militera.lib.ru/h/efo/03.html http://militera.lib.ru/h/isaev_av6/09.html http://militera.lib.ru/h/tippelskirch/07.html http://militera.lib.ru/memo/russian/beloborodov2/0... http://militera.lib.ru/memo/russian/semenov_gg/02....